CFD là gì? Cách thức hoạt động của giao dịch CFD
CFD là công cụ tài chính phổ biến, là thành phần chính trong danh mục đầu tư của nhà giao dịch. Tuy nhiên, với các trader mới bắt đầu hành trình giao dịch thì khó có thể hiểu hết những lợi thế, bất lợi hay cách thức hoạt động của việc đầu tư và giao dịch CFD. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về CFD hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chinh phục thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng.
CFD là gì?
CFD hay Hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference) là một dạng hợp đồng được thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh.
Có thể hiểu đơn giản như cách thức giao dịch thông thường trong cuộc sống. Khi bắt đầu kinh doanh bạn sẽ thường tìm kiếm 1 lĩnh vực hay 1 sản phẩm và bạn đánh giá là tiềm năng hay chúng có thể tăng giá sau khi mua. Và nếu giá lên đúng như dự kiến, mong đợi bạn tiến hành bán sản phẩm đó đi, thì khoản tiền CHÊNH LỆCH giữa giá mua và giá bán chính là khoản lời bạn thu được. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là cách thức mà hợp đồng CFD hoạt động lại ưu việt hơn, bởi bạn có thể sử dụng chúng để giao dịch ở nhiều thị trường mà không cần sở hữu sản phẩm, hay phải có 1 số vốn lớn.
Bây giờ bạn đã có thể hiểu hợp đồng chênh lệch là gì, đã đến lúc xem chúng được hoạt động như thế nào.
Cách thức hoạt động của hợp đồng chênh lệch
Như đã đề cập ở trên, nhà đầu tư CFD không cần sở hữu tài sản cơ bản mà thay vào đó giao dịch sẽ nhận được doanh thu dựa trên sự thay đổi giá của tài sản đó. Có thể kể đến như chỉ số, tiền tệ hay bất kỳ tài sản nào khác mà nhà môi giới có trong lựa chọn của họ.
Sau đó, trader mở lệnh và đặt các thông số như vị thế mua khống hay bán khống, đòn bẩy, số tiền đầu tư và các thông số khác. Lệnh được mở cho đến khi nhà giao dịch quyết định đóng nó. Trường hợp khác, lệnh được đóng bởi một lệnh tự động, chẳng hạn như khi nó đạt đến điểm Cắt lỗ hoặc Chốt lời hay khi hợp đồng hết hạn.
Nếu sau đóng lệnh có lời, nhà môi giới sẽ trả tiền cho nhà giao dịch. Nếu lệnh đóng và bị lỗ, nhà môi giới sẽ thu khoản chênh lệch từ nhà giao dịch.
Các đặc điểm của hợp đồng chênh lệch
Một số đặc điểm sau của hợp đồng chênh lệch phải kể đến như:
- CFD là sản phẩm phái sinh: Gọi CFD là công cụ phái sinh bởi trader KHÔNG HỀ SỞ HỮU sản phẩm giao dịch, mà chỉ dựa trên sự biến động của giá cả để kiếm lời
- Không sở hữu sản phẩm giao dịch: Như nói ở trên, trader chỉ nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà không cần sở hữu sản phẩm, hay tài sản cơ bản.
- Đòn bẩy cao: Giao dịch CFD cung cấp đòn bẩy khá cao. Điều này đã làm thu hút lượng lớn trader giao dịch CFD vì họ có thể đạt được mức tiếp xúc lớn với số tiền ký quỹ ban đầu khá nhỏ. Giao dịch CFD có xu hướng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho nhà đầu tư khi so sánh với các hình thức giao dịch khác.
- Nhà đầu tư chỉ tính được lãi hoặc lỗ của hợp đồng CFD khi họ thực sự đóng lệnh. Thật vậy, CFD dựa trên sự thay đổi giá cả tại thời điểm mở và đóng hợp đồng, và chỉ khi nào hợp đồng được đóng thì mới tình được giá trị lỗ/lãi so với mức giá mở lệnh. Nếu vị thế chưa đóng chưa thể nào khẳng định được trader sẽ thắng hay thua với hợp đồng CFD đó.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy giao dịch CFD mang lại nhiều lợi ích cho trader.
Các sản phẩm đa dạng trong thị trường CFD
Vì là một công cụ phái sinh nên thị trường CFD cung cấp rất đa dạng các loại tài sản giao dịch như forex, cổ phiếu, trái phiếu ,hàng hóa, ETF, tiền điện tử, chỉ số chứng khoán và nhiều thị trường khác
Các sản phẩm đa dạng trong thị trường CFD
- Giao dịch CFD Forex: là thị trường lớn nhất của CFD với khối lượng giao dịch lên tới hơn 5 nghìn tỷ đô la hàng ngày. Giao dịch CFD Forex cho phép trader đầu tư vào nhiều cặp tiền tệ, gồm các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, USD/JPY,AUD/USD …v.v..
- Giao dịch CFD Chỉ số: Bao gồm các chỉ số cổ phiếu hàng đầu thế giới như DAX30(Chỉ số chứng khoán Đức), US30(Chỉ số Dow Jones), NAS100(Chỉ số của 100 công ty lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ)…v.v…
- Giao dich CFD Hàng Hóa: Vàng, Bạc, Platinum(Bạch kim), Dầu thô WTI, Dầu Thô Brent.
- Giao dịch CFD Cổ phiếu: tiêu biểu là cổ phiếu của các công ty lớn như Apple, Facebook, Google, Tesla…v.v…
- Giao dịch CFD Tiền Điện Tử: Thị trường tiềm năng này cũng là một phần không thể thiếu trong đầu tư CFD với các đồng coin lớn như: Bitcoin(BTC), Ethereum(ETH), Ripple(XRP), Bitcoin Cash(BCH), Litecoin(LTC)…
Như đã nói, CFD được thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh. Vậy các yếu tố nào tác động đến một hợp đồng CFD?
Những yếu tố tác động đến hợp đồng CFD
Bốn yếu tố chính tác động đến 1 hợp đồng CFD gồm: tỷ lệ đòn bẩy, ký quỹ, spread và phí hoa hồng.
Tỷ lệ đòn bẩy
Đây là công cụ đắc lực giúp trader tham gia dễ dàng hơn bởi chỉ với một số vốn nhỏ trader vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Chính vì thế, nếu tham gia CFD mà bỏ qua đòn bẩy, xem như bạn đã bỏ phí một lợi thế mà không một hình thức giao dịch truyền thống nào có thể làm được như giao dịch CFD nói chung hay đầu tư forex nói riêng.
Ký quỹ (Margin)
Đây là tiền đặt cọc mà trader trả cho sàn để mở một lệnh giao dịch.
Margin được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tống số lệnh giao dịch. Với sàn Forex yêu cầu ký quỹ trong rơi vào khoảng 2%, 1%, 0.5%, 0.25%. Dựa vào yêu cầu ký quỹ của sàn Forex, trader sẽ tính được mức đòn bẩy tối đa mà mình có thể sử dụng với tài khoản giao dịch.
Spread và phí hoa hồng
Sàn hay broker chính là đơn vị cung cấp giao dịch CFD. Vậy sàn sẽ thu phí từ trader thông qua các nguồn nào?
Hai nguồn thu phí chính mà sàn hưởng từ trader chính là spread và phí hoa hồng.
Ngay khi 1 mở lệnh giao dịch CFD sàn sẽ trừ tiền phí hoa hồng, nếu sử dụng các tài khoản giao dịch mất phí hoa hồng. Trong trường hợp không sử dụng các loại tài khoản dạng này, thì sàn sẽ thu phí từ trader thông qua spread, đây là phí chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Khoản chênh lệch này càng lớn thì sàn càng kiếm được nhiều lợi nhuận. Vì thế, không cần biết trader giao dịch thắng hay thua, thì phí spread và phí hoa hồng sẽ là 2 khoản tiền chính mà broker thu từ trader.
Ưu nhược điểm của giao dịch CFD
Ưu điểm của giao dịch CFD
Đòn bẩy cao
Đòn bẩy cao là lợi thế quan trọng khi nói đến giao dịch CFD, đòn bẩy tiêu chuẩn được cung cấp cho các trader khi giao dịch CFD bắt đầu với mức thấp nhất là hai phần trăm trong tài khoản giao dịch ký quỹ. Và có thể tăng lên đến 20 phần trăm. Với số tiền được vay này, các nhà giao dịch CFD có cơ hội cao hơn trong việc tận dụng tất cả các cơ hội giao dịch đến với họ.
Được mua bán hai chiều
CFD vốn dĩ là công cụ linh hoạt, cho phép các nhà giao dịch thực hiện các vị thế trên cả hai mặt của giao dịch. Nếu thị trường có khả năng giảm, nhà giao dịch có thể nhanh chóng nhảy vào bên bán và kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể ở bên mua khi thị trường bắt đầu giảm. Hơn nữa, CFD cho phép đầu cơ vào nhiều loại thị trường phức tạp hơn để giao dịch trực tiếp, chẳng hạn như thị trường hàng hóa và một loạt chỉ số, tùy thuộc vào những gì được cung cấp từ nhà môi giới. Điều này làm cho CFD trở thành một công cụ thực tế hữu ích, đặc biệt đối với những người quản lý danh mục đầu tư rộng rãi hơn.
Tính thanh khoản
Thị trường càng rộng và càng dễ dàng trao đổi, thì càng hiệu quả hơn về mặt mang lại lợi nhuận. Thị trường CFD có tính thanh khoản cao vì hoạt động mua bán diễn ra vô cùng dễ dàng bởi sự giao dịch luôn được vận hành liên tục.
Cơ hội giao dịch trên nhiều loại tài sản
Trong giao dịch CFD, trader có cơ hội giao dịch các tài sản khác nhau như chỉ số, tiền tệ, tiền điện tử, cổ phiếu và trái phiếu. Đặc biệt trader không cần phải sở hữu tài sản đây được xem là một yếu tố cực kỳ có lợi cho mọi nhà đầu tư họ chỉ cần bỏ tiền ra giao dịch vẫn có thể tìm kiếm được lợi nhuận
Có thể giao dịch bất cứ lúc nào
CFD cho phép nhà giao dịch 24 giờ một ngày, bởi vì thị trường diễn ra khắp nơi trên thế giới với các múi giờ khác nhau. Do đó, trader có thể tùy chọn mức thời gian phù hợp với mình và giao dịch.
Mặc dù giao dịch CFD được coi là một lựa chọn giao dịch hấp dẫn khi so sánh với các thị trường truyền thống khác, nhưng nó cũng có những hạn chế.
Nhược điểm của giao dịch CFD
Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy
Đòn bẩy có thể là một con dao hai lưỡi với khả năng tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng đồng thời cũng kéo theo tỷ suất thua lỗ nếu như họ không sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy điều cần thiết là biết áp dụng các kỹ thuật quản rủi ro phù hợp.
Tính hợp pháp chưa cao
Hầu hết các công ty và ngành công nghiệp môi giới CFD không được quản lý chặt chẽ. Uy tín của sàn giao dịch hầu hết dựa vào danh tiếng, tuổi thọ và tình hình tài chính của mỗi sàn. Trong giao dịch CFD, điều rất quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu về nền tảng của một công ty môi giới trước khi mở tài khoản giao dịch với nó.
Lời kết
Với những ưu điểm, hạn chế hay cách thức hoạt động của CFD được đề cập trên. Hy vọng đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn về loại hợp đồng chênh lệch này. Bài viết trên sẽ là kim chỉ nam giúp bạn tìm kiếm được các hướng đầu tư khác nhau để gia tăng lợi nhuận cho bản thân. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp bởi Sàn Forex. Chúc các bạn thành công!